|

Soạn Văn 8 Bài toán dân số – Bản chi tiết

Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Nhằm giúp cho các bạn học sinh có thể chuẩn bị tốt trước khi đến trường. Hôm nay, Văn Học Việt Nam sẽ đem đến cho các bạn hướng dẫn soạn văn 8 Bài toán dân số. Chủ đề hôm nay có liên quan đến số nhưng các bạn đừng lo, bài toán dân số là một khái niệm không quá khó hiểu như công thức nhân 3 trong lượng giác mà chỉ cần sự nhạy bén về cảm xúc để có thể hiểu tốt bài này.

Hướng dẫn soạn Văn 8 Bài toán dân số

Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Tóm tắt: 

Bài toán dân số là một vướng mắc không mới. Tác giả nêu câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ trên 1 bàn cờ tướng 64 ô. Theo đó thì từ khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có 2 con. trong thực tế 1 phụ nữ có thể sinh nhiều con. Tính theo bài toán cổ thì số dân đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ. Cuối cùng tác giả báo động về con đường “tồn tại hay không tồn tại”.

Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Bố cục :

– Phần 1 (từ đầu … sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.

– Phần 2 (tiếp … ô thứ 34 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.

+ Luận điểm 1 (đó là câu… nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.

+ Luận điểm 2 (bây giờ … không quá 5%) : Sự tăng trưởng của dân số thế giới.

+ Luận điểm 3 (trong thực tế … 34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.

– Phần 3 (còn lại) : kêu gọi thế giới con người hạn chế gia tăng dân số.

Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

  • Bố cục như đã chia phần trên

Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Vấn để chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?

Lời giải chi tiết:

Vấn đề chính là tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

Điều làm tác giả “sáng mắt ra” chính là một vấn đề rất hiện đại, mới được đặt ra gần đây. Đó là vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, khi nghe xong bài toán cổ, tác giả chợt ngỡ như vấn đề đấy đã được đặt ra từ thời cổ đại.IFrame

Xem Thêm  Soạn bài Chiếu Dời Đô tác giả tác phẩm (mới 2023)
Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nối bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái cũng chính là bài toán cổ được tác giả nêu lên nhằm gây tò mò, lôi cuốn người đọc đưa đến một kết luận bất ngờ: mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp: có thế phủ kín bề mặt trái đất.

Câu chuyện là tiền đề để tác giả so sánh với sự gia tăng và bùng nổ dân số. Có chỗ tương đồng là cả hai: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng). Từ sự so sánh đó, tác giả nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.IFrame

Câu 4 (trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì? Trong số các nước kể tên trong văn bản, nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á? Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này? Có thế rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?

Lời giải chi tiết:

Tác giả đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô là nhằm mục đích trước hết để thấy trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con (VN là 3,7; Ru-an-đa là 8,1). Như vậy, chỉ tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con là rất khó khăn. Ngoài ra, các con số trên còn cho thấy các nước chậm phát triển… Sinh con rất nhiều. Các nước được văn bản nêu lên phần lớn thuộc châu Phi: Ru-an-đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca… Châu Á chỉ có Ấn Độ, Việt Nam. Như thế, rõ ràng nước kém, chậm phát triển ở hai châu lục vừa nói lại gia tầng dân số mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi liền với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hóa giáo dục chậm được nâng cao.IFrame

Xem Thêm  Soạn Văn bài 7 Trang 24 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1: Trường Từ Vựng
Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Câu 5 (trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?

Lời giải chi tiết:

– Gia tăng dân số chủ yếu tập trung ở các nước chậm phát triển.

– Gia tăng dân số quá nhanh gây ảnh hưởng đến môi trường và sự phát triển kinh tế.

Luyện tậpIFrame

Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Câu 1 (trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Liên hệ với phần Đọc thêm để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?

Trả lời:

– Sự lựa chọn sinh đẻ là quyền của phụ nữ. Không thế dùng mệnh lệnh hay các biện pháp thô bạo để cấm đoán hay can thiệp.

– Do đó cách tốt nhất, con đường tốt nhất là con đường giáo dục. Qua đó giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số; vấn đề dân số gắn chặt với đói nghèo hay hạnh phúc.

– Đúng như Phê-đê-ri-cô May-o đề ra: “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cùng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh…”.

Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Câu 2 (trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Hãy nêu các lí do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?

Trả lời:

Dân số phát triển manh mẽ, nhanh chóng nhất định sẽ ảnh hưởng lớn đến con người ở nhiều phương diện: nhà và đất ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục… Cuối cùng dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu… Đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu rơi vào vòng luẩn quấn bế tắc: vì nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển mọi mặt nên hạn chế sự phát triển của giáo dục. Giáo dục không phát triển được, kinh tế lại nghèo nàn, lạc hậu.

Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Câu 3 (trang 132 SGK Ngữ Văn 8 Tập 1)

Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới đã nêu trong phần Đọc thêm, hãy tính từ năm 2000 đến tháng 9-2003 xem số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu lần gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của việt Nam hiện nay?

Trả lời:

Dân số trên thế giới:

– Dân số thế giới năm 2000: hơn 6 tỉ người.

– Dân số thế giới vào thời điểm 2003: 6,32 tỉ người.

– Từ năm 2000–2003: dân số trên thế giới đã tăng 241 triệu người, gấp 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.

Soạn Văn 8 Bài toán dân số
Soạn Văn 8 Bài toán dân số

Tổng kết về bài soạn Văn 8 Bài toán dân số

Hi vọng rằng bài gợi ý của chúng tôi có thể giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt hơn. Chúc các bạn học tốt nhé!

 

 

Similar Posts