Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của tác giả

Bài làm

Nhân dân ta đã trải qua bao cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Song trong đó có bao nhiêu máu và nước mắt của nững thế hê đã ngã xuống? Điều đó có lẽ chúng ta chắc không thể nào đếm hết được. Từ các cuôc kháng chiến đó mà chúng ta có thêm những thế hệ các người vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ. Đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc là kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ đã cho chúng ta biết bao nhà văn nhà thơ mang theo tâm hồn bay  bổng lãng mạn để đến với chiến trường khốc liêt. Thơ Quang Dũng là một trong những minh chứng cho hiện thực khốc liệt nhưng vẫn mang nhưng nét lãng mạn vốn có. Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Pháp, thơ của ông mang phong cách hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng và tài hao. Một nhà thơ có thể vẽ tranh và sáng tác nhac thì như vậy trong thơ của ông luôn có những màu sắc và âm thanh tinh tế. Bài thơ Tây Tiến được tác giả sáng tác năm 1946 tại Phù Lưu Chanh đong đầy cảm xúc về nỗi nhớ thiên nhiên và Tây Băc. Đoạn ba của tác phẩm khắc họa rõ nét về những khó khăn, thiếu thốn của người lính Tây Tiến trên đi về Miền tây để bảo vệ nhân dân:​

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Bao chùm bài thơ là nỗi nhớ của người lính về thiên nhiên và con người miền tây trong suốt chặng đường hành quân. Họ cùng chung chí hướng, chung mục đích, sẵn sàng giúp nhau vượt qua bao gian truân vất vả.  Hai câu thơ đầu:​​

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Câu thơ như đã cho người đọc sâu sắc về những khó khăn, những gian khổ mà người lính phải chịu đựng khi đối đầu với căn bệnh sốt rét rừng. Ở đây, Quang Dũng không miêu tả về nỗi đau thể xác mà căn bệnh mang lại như trong bài Đồng chí của tác giả Chính Hữu mà chỉ thể hiện qua di chứng mà nó để lại. Hai câu thơ làm cho người đoc hình dung về tư thế hiên ngang của người lính. Không để hoàn cảnh chi phối mà vươn lên. Không phải là tóc không thể mọc mà là không thèm mọc hình ảnh đó cho thấy sự làm chủ hoàn cảnh của những người con Hà thành. Cả một đoàn binh trọc tóc, cũng có những người dù không mắc sốt rét rừng nhưng thấy người bạn của mình như vậy nên cũng cạo trọc cho giống đồng đội. Điều đó cho thấy sư đoàn kết, tình đồng chí đồng đội được đặt lên hàng đầu trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ như vậy. Di chứng của căn bệnh còn biểu hiên ở làn da của các người lính xanh màu lá. Hình ảnh cả đoàn quân da xanh bủng beo nhưng vẫn hiện lên trong tư thế hiên ngang bất khuất. Vẫn kiên cường bám đuổi mục tiêu, với lí tưởng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ cũng luôn vươn lên làm chủ hoàn cảnh của bản thân làm chủ số phận của mình. Để rồi càng có thêm vào con đường giải phóng dân tộc.

Xem thêm:  Tuần 33 - Luyện tập viết đoạn văn nghị luận

Với bao khó khăn gian khổ như vậy mà người lính Tây Tiến phải trải qua nhưng ở họ vẫn ánh lên vẻ lạc quan ý chí kiên cường bất khuất,sự mạnh mẽ :​

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Căn bệnh sốt rét rừng đã làm cho người lính chịu đau đớn về thể xác nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan. Trong khó khăn gian khổ như vậy, nỗi nhớ về Hà Nội và hình ảnh những cô gái trong dáng áo kiều thơm khiến cho họ vơi đi nỗi đau về thể xác. Để rồi tinh thần thêm phấn chấn tạo động lực cho họ bước tiếp. Phải chăng nỗi nhớ về những cô gái, người thương luôn làm cho người lính của chúng ta cảm thấy thêm trách nhiệm? Trong bài  của tác giả Nguyễn Đình Thi cũng có viết là bóng dáng của người con gái trong tiềm thức của chiến sĩ:​

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Có nhiều ý kiến cho rằng thơ của Quang Dũng mang hình thức phản động, bởi họ lí giải Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, cho họ hình dung về sự xâm lược nước bạn Lào. Tuy nhiên ở đây, ý thơ của Quang Dũng hoàn toàn không phải là như vậy. Nó là giấc mộng đánh đuổi kẻ thù xâm lược giúp đất bạn được độc lập giúp nhân dân hai nước no ấm. Cũng có thể hiểu ở đây là những người lính Tây Tiến đã đi qua biên giới Việt Lào, nơi đất khách họ nhớ về tổ quốc, giấc mộng hoàn thành cách mạng dân tộc. Tóm lại bốn câu thơ đầu khổ ba của bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã cho người đọc hình dung cũng như hòa mình và khó khăn gian khổ nơi chiến trường ác liệt của những người thanh niên, mang tgrong mình lí tưởng độc lập dân tộc khao khát tự do hạnh phúc đến với nơi rừng sâu nước độc.

Xem thêm:  Miêu tả lại ngôi nhà thân yêu của em

phan tich bai tho tay tien cua nha tho quang dung 1 - Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng chọn lọc hay nhất

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến

Trong gian khổ, khó khăn như vậy, phải chiến đấu vơi căn bệnh quái ác không thể không trách được nhiều trường hợp người lính đã ngã xuống nơi mặt trận:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Thân xác họ nằm lại nơi biên cương, căn bệnh sốt rét đã không thể chữa được nữa họ đành phải để lại đồng đội để lại tao hoài bão khát vọng lớn lao của bản thân. Trọng trách và sứ mệnh đó của họ sẽ được trao lại cho người đồng chí của mình. Từ láy rải rác diễn tả sự đau sót, tiếc thương của tác giả hay chính là những người đồng đội luôn sát cánh bên họ. Những nấm mộ của những người lính nằm rải rác nơi trận địa, như vậy ta có thấy hiện thực khốc liệt tàn ác đến nhường nào. Quang Dũng đã dùng bút pháp tả thực trong đây để lột tả hết phần của . Không phải chiến đấu trực tiếp bằng súng đạn nhưng trong suốt quá trình chiến đấu, người linh đã phải chịu qua bao đớn đau của bệnh tật. Để rồi khi không còn đủ sức nữa họ đã bỏ lại bản thân nơi xa quê. Bút pháp hiện thực nó là vậy, lột tả một hiện thực tàn ác khốc liệt biết bao nhưng ở trong mỗi người lính tinh thần dung cảm lòng yêu thương dân tộc và lí tưởng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh nó đã chiến thắng được hiện thực. Để rồi sẵn sàng hi sinh của mình cho đất nước. Góp chút sức mình vào mùa xuân đất nước. Hai câu thơ nói lên hiện thực tàn khốc của đời sống chiến trận, những nấm mộ của người chiến sĩ đã ngã xuống cho hạnh phúc dân tộc, bên cạnh đó cũng là lí tưởng lớn lao của các thanh niên mang trong mình sức trẻ tài năng và tinh thần nhiệt huyết. 

Những người lính ra đi trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn về vật chất:​

Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông mã gầm lên khúc độc hành.

Hình ảnh áo bào thường là áo choàng của các vị tướng xưa khi ra trận mà ở đây nó là những chiếc áo của người lính, những bộ quân phục. Trong hoàn cảnh thiếu thốn vật chất như vậy, họ không có lấy một manh chiếu để đắp lên mình khi về với đất mẹ. Chiếc áo quân phục màu xanh đã thay cho manh chiếu khoác lên người họ để trở về lòng đất bao la. Người quan niệm rằng, khi con người bắt đầu từ lòng đất và khi ra đi cũng sẽ trở về lòng đất mẹ. Họ vùi mình vào lòng đất yêu thương trở về nơi sinh ra, trở về cùng cát bụi. Hình ảnh con sông Mã xuyên suốt tác phẩm mở đầu là câu thơ:​

Xem thêm:  Suy nghĩ về ý kiến Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Và ở đây câu kết của khổ ba, hình ảnh con sông Mã lại hiện về trong tâm trí nhà thơ. Con sông Mã như người bạn đồng hành của người lính trong suốt chặng đường hành quân. Như một người bạn tri âm tri kỉ. Sông Mã gầm lên cho thấy con sông cũng có cảm xúc, có đau thương trước sự ra đi vĩnh viễn của những người bạn chí cốt. Bắt đầu cuộc hành trình Tây Tiến, những người lính đã gắn bó cùng con sông Mã để rồi giờ đây chỉ còn lại mình nó tiếp tục chảy. Người bạn đồng hành không còn nữa. Nó đau đớn than khóc, gầm lên như không chấp nhận số phận của người bạn mình. Cuối cùng chỉ còn mình nó trở về dưới xuôi tạo nên khúc độc hành. Ở bốn câu thơ cuối của khổ ba bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã giúp người đọc càng thêm thấu hiểu những hi sinh mất mát của người lính trên từng chặng đường hành quân, đó không chỉ là đau khổ của một binh đoàn mà còn là đau khổ của một thế hệ một dân tộc.

Chiến tranh ác liệt là vậy, đớn đau là vậy, hậu quả nó để lại cũng thật nặng nề. Nhưng trong mỗi người lính lúc bấy giờ đó là một quá trình chiến đấu oanh liệt mà vẻ vang bởi họ mang trong mình bao hoài bão khát vọng lớn lao, đặc biệt là tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Khổ ba bài thơ Tây Tiến đã làm rõ sự khốc liệt của đời sống chiến trận với hình ảnh người lính trong khó khăn, thiếu thốn, gian khổ và trong hi sinh, mất mát. Bút phát hiện thực và lãng mạn được Quang Dũng sử dụng linh hoạt và giàu sức tạo hình mang cho người đọc từng dòng cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Từ đó tạo nên sức sống lâu dài cho tác phẩm, làm tang thêm giá trị nội dung, sống mãi trong lòng bạn đọc.

Nguyễn Lam

Từ khóa tìm kiếm

  • https://vanhoc edu vn/phan-tich-kho-3-bai-tho-tay-tien-cua-tac-gia-quang-dung-chon-loc-hay-nhat/
Topics #bài thơ Tây Tiến #Cảm nhận #chiến thắng #chiến tranh #con đường #con người #cuộc sống #dũng cảm #Đất nước #niềm tin #phân tích #Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến #Quang Dũng #Tây Tiến #tuổi trẻ