Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
Bài làm
Sau ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể hoạt động cách mạng, tháng 2 năm 1941, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Người sống và làm việc tại hang Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng. Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt gian khổ thiếu thốn, Bác đã sáng tác ra bài thơ Tức cảnh Pác Bó.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ , rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Dù với cương vị là chủ tịch nước nhưng Bác Hồ vẫn sống rất giản dị, tự nhiên, nơi ở đơn sơ nhưng vô cùng quy củ, nề nếp. Câu thơ đầu với nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát lên một cảm giác nhẹ nhàng dù đó là một cuộc sống bí mật. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đối thời gian:sáng -tối, không gian: bờ suối-hang đá và hành động: ra- vào, làm nổi bật thiên nhiên hoang sơ, nếp sống hài hòa gắn bó với thiên nhiên của Bác. Nếu như câu thơ đầu nói về nơi ở thì đến câu thơ thứ hai nói đến chuyện ăn uống của Người. Với Bác, lương thực, thực phẩm ở đây luôn đầy đủ, đầy đủ đến mức dư thừa. Với nghệ thuật liệt kê: cháo bẹ, rau măng đã tái hiện chân thực cuộc sống gian khổ thiếu thốn của người chiến sĩ cách mạng.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Phân tích bài thơ tức cảnh Pác Bó
Câu thơ thứ ba nói về nơi làm việc đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh cao, tao nhã của Người. Câu thơ có hai vế: bàn đá chông chênh-hoàn cảnh thực tại, dịch sử Đảng- việc lớn, sự tương quan này giúp ta hiểu rõ hơn tư thế, tầm vóc lớn lao của Bác. Dù điều kiện làm việc rất đơn sơ nhưng công việc lại rất lớn lao. Và cuối cùng để khép lại bài thơ là câu thơ thứ tư thể hiện thái độ lạc quan, tràn đầy niềm tin trong Người. Bác chơi với thú lâm tuyền khi được trực tiếp hoạt động cách mạng, góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tình yêu thiên nhiên luôn neo đầu trong tâm hồn người thi nhân, giúp Bác lạc quan, yêu cuộc sống ngay cả khi đang sống nơi hoang vu, nơi đầu nguồn của Tổ quốc. Chữ sang kết thúc bài thơ như một điểm nhãn đã kết tinh, tỏa sáng toàn bài thơ.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Sang ở đây là sang trọng, giàu có về mặt tinh thần, là lẽ sống của cuộc đời cách mạng, Bác hiểu hơn ai hết về nhân dân ta còn khổ, nhiều người còn đói thiếu thốn hơn rất nhiều
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã thể hiện rất chân thực và sâu sắc niềm vui của Bác Hồ trong cuộc sống cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Người đọc như đã hiểu thêm về tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tràn đầy niềm tin yêu về tình yêu tổ quốc.
Nguyễn Lam