của em về bài thơ Nói với con của

Bài làm

Y Phương là nhà thơ rất nổi tiếng với những tác phẩm mang đậm phong cách người dân tộc miền núi, những vần thơ của ông chan chứa nghĩa tình của với quê hương bản quán, gia đình và những gì thân thuộc nhất đối với mỗi . Nói với con là một trong những bài thơ thể hiện tấm chân tình đó của Y Phương.

Đối với tác giả gia đình, quê hương chính là cội nguồn sinh dưỡng và cũng là những điều thiêng liêng cao quý, đáng trân trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Gia đình sẽ mãi bên cạnh con người từ thuở lọt lòng đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, hành trình của sự sống, sự phát triển của mỗi con người cũng bắt nguồn từ gia đình:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

Những câu thơ thể hiện tấm lòng chân thật, mạnh mẽ và trong sáng vô cùng"Công cha như núi Thái Sơn / ", thật vậy, công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ cha với con cái là rộng lớn mênh mông vô cùng. Từ tiếng khóc đầu đời, tiếng nói, tiếng cười, bước chân chập chững đầu tiên của người con đều có sự dìu dắt, ở cạnh bên của người cha, . Gia đình chính là điểm tựa vững chắc của cuộc đời con, cha mẹ là người sinh ra con, là những người hiểu rõ nhất sự thiêng liêng của tình ruột thịt máu mủ. Họ sinh ra con, họ biết rằng đó là niềm hạnh phúc, cũng là trách nhiệm, cho con cái có được trên đời và họ cũng mong muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Yêu thương con cái nhất cũng là mẹ cha, hy sinh cho con nhất cũng là mẹ cha, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ cha. Trong bài thơ, chân phải có sự dìu dắt của cha, chân trái được nâng bước từ bàn tay mẹ, bi bô tập nói cũng thành tiếng đầu tiên là mẹ và ba, những tiếng cười trong sáng, trong trẻo và thanh thuần, sảng khoái nhất cũng là từ gia đình, nơi đầy ắp tình yêu thương, chẳng bao giờ có những toan tính.

Xem thêm:  Trình bày ý nghĩa tư tưởng của văn bản "Ôn dịch, thuốc lá" của Nguyễn Khắc Viện

"Đan lờ cài nan hoa
Cách nhà ken câu hát"

Mỗi con người sinh ra trên đời có cho mình một gia đình riêng, một quê hương riêng. Quê hương và gia đình có mối quan hệ gắn bó khăng khít, gia đình là cái nôi của mỗi người và gia đình cũng được bảo bọc từ cái nôi của quê hương. Quê hương của người cha và người con trong bài thơ là ở một vùng sơn cước. Nơi đó có "đan lờ" để bắt cá, "ken" vách nhà làm chỗ che nắng, che mưa, là nơi người dân sính sống bằng những công việc hàng ngày tự cấp, tự túc, bình dị, đơn sơ. Cuộc sống của họ giản đơn nhưng lại đầy ý vị và ý nghĩa cuộc sống. Bức tranh màu sắc của cuộc sống con người nơi đây lãng mạng và nên thơ vô cùng, cuộc sống bình dị có nhạc, có họa….

"Rừng cho hoa

cho những tấm lòng "

noi voi con - Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương chọn lọc hay nhất

Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con

Hoa là biểu tượng của núi rừng, biểu tượng của vẻ đẹp núi rừng. "Rừng cho hoa" cũng là cho đời sống của người dân những giá trị tinh thần và cả vật chất để cuộc sống tươi đẹp hơn. Con đường chính là con đường tình cảm yêu thương, , con đường lên nương, con đường của những chia sẻ ngọt bùi của những người đồng mình. Con đường tiếp nối những cuộc đời của người đồng mình, góp phần làm lên lịch sử của người đồng mình. Góp phần tạo nên cuộc đời tương lai của con. Cuộc sống của người đồng mình đẹp vô cùng, đẹp bởi tình yêu thương dành cho nhau, ở tấm chân tình dành cho nhau.

Xem thêm:  Tập đọc: Những cánh buồm

Bài thơ Nói với con như một bức thư, là nơi gửi gắm những tâm tình của nhà thơ đối với người con của mình, người cha mong muốn con hãy luôn biết hướng về cội nguồn sinh dưỡng, biết quý trọng gia đình và trong cuộc sống luôn hướng đến tấm lòng thương yêu mọi người xung quanh.

Người ta tâm sự với con về những người đồng mình, những con người có cuộc sống vất vả "lên thác xuống ghềnh" nhưng giàu chí khí, biết lấy "nỗi buồn" mà "nuôi chí lớn", lấy cái cao xa của đất trời làm thước đo "nỗi buồn" và "chí lớn" ấy. Người cha muốn con hiểu lấy và lấy những điều đó để làm bài học kinh nghiệm cho sự trưởng thành của con. "Người đồng mình thô sơ da thịt" nhưng không nhỏ bé về tâm hồn. Người đồng mình rất giàu nghị lực, có ý chí vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt hơn, luôn có lối hướng về cái chung, luôn nghĩ về lợi ích chung, luôn có ước mong cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. đó rất đẹp, đáng trân trọng và đáng được phát huy, tiếp nối, và người cha mong con muốn con mình sẽ là thế hệ kế thừa:

"Con ơi, tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con".

Đó là những truyền thống quý báu của dân tộc mình, cũng là điều mà cha học được từ những người đi trước. Cuộc sống dù có khó khăn, gian khổ nhưng hãy coi đó là thử thách để rèn giũa bản thân thêm sức mạnh, thêm sự trưởng thành. Người cha truyền lại cho con những vẻ đẹp của truyền thống, cũng chính là những bài học xương máu rất thiết thực cho con đường tương lai của con. Người cha mong cho con hãy gắng mà suy nghĩ lấy

Xem thêm:  “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. (Pa-xtơ). Từ lời khuyên của nhà khoa học, anh (chị) hãy bàn luận về vấn đề chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 khi sắp ra trường

Bài thơ Nói Với Con hay và cảm động vô cùng, bài thơ như một bức thư tâm tình mà người cha dành bòng tất cả tấm lòng của người ta luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con của mình.

Minh

Topics #Cảm nhận #Cảm nhận của em về bài thơ Nói Với Con #con đường #con đường đến trường #con người #cuộc sống #lao động #lối sống #Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra #người mẹ #Nói với con #suy nghĩ #Y Phương