Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè
Bài làm
Nguyễn Trãi là một trong những nhân vật tầm cỡ, tên tuổi của ông sáng ngời cả trong hai lĩnh vực văn chương – quân sự. Đương thời, ông là một văn nhân với khối lượng những tác phẩm sáng tác hết sức đồ sộ vô cùng có giá trị về văn học nghệ thuật. Những sáng tác của ông có văn phong hết sức độc đáo và đặc biệt, hướng về đại chúng, hướng về cái chung với tấm lòng yêu thiên nhiên đất nước và thương yêu con người dân tộc một cách vô cùng sâu sắc.
Cảnh ngày hè là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông, có độ phổ biến với công chúng bạn đọc hết sức sâu sắc. Bài thơ không chỉ đơn thuần là bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, thể hiện lòng yêu thiên nhiên của tác giả mà còn là lời tâm sự sâu sắc mà chân tình của một con người dành cả đời hướng về lý tưởng cao khiết vì hạnh phúc của bách tính nhân dân.
Nguyễn Trãi có một cuộc đời với những thành tích rất đáng ngưỡng mộ nhưng cuộc đời ông cũng gặp rất nhiều truân chuyên. Ông sinh thời tại thời đại mà thanh bình nơi chốn nhân gian chẳng được bao lâu thì sóng gió đến với quốc gia cứ dồn dập, không chỉ là họa xâm lăng của giặc ngoại mà còn là nội chiến với những thế lực đen tối dựa thế vua làm càn, làm hại bách tính, vơ vét của bách tính lấy phần của chìm của nổi cho bản thân mình. Nguyễn Trãi sống trong chốn quan trường với tính cách và thái độ sống cương nghị, chính trực thì thành ra lạc lõng, lạc quẻ vô cùng. Bản thân ông cũng nhiều lần bị hãm hại. Qúa đau đơn với cái cảnh thời thế thế thời như vậy, đã có thời gian ông cáo quan về ở ẩn, tìm cho mình chút bình yên trong tâm hồn. Và Cảnh ngày hè cũng là một trong những bài thơ được sáng tác trong giai đoạn này. Mở đầu bài thơ là câu thơ tuy ngắn gọn nhưng lại mang hàm nghĩa sâu sắc vô cùng:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”.
Câu thơ cho thấy một cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng vô cùng. Tác giả về với chốn nhân gian và thấy được đây là một lựa chọn sáng suốt vô cùng. Về với thiên nhiên đồng quê, về sống gần với những người nông dân tuy chân nấm tay bùn nhưng tâm hồn họ lại thanh sạch đến vô ngần, không chút vướng víu bụi trần. Ông đã thấy được rằng đây mới là cuộc đời đáng sống. Dù còn cảm thấy “nợ đời” rất nhiều nhưng ông quyết định bỏ lại tất cả, bỏ lại những bon chen chốn quan trường để nếm thử với cản vui thú điền viên. Cuộc sống đơn sơ, đạm bạc nhưng lòng ông thanh thản vô cùng. Nguyễn Trãi say đắm với cảnh sắc thiên nhiên:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Cảnh mùa hè qua lăng kính của Nguyễn Trãi thực dồi dào nhựa sống. Cây hoa hòe với cành lá tươi tốt, tán lá rộng vươn mạnh mẽ trước khung trời. Những cây lựu quả chín đỏ rực, sen trong đầm ngát mùi hương. Cảnh vật ngày hè như căng tràn nhựa sống, tròn đầy những ý vị của sự sinh sôi và phát triển. Cảnh vật như vậy cũng khiến cho lòng người khấp khởi những niềm vui khôn cùng. Phóng tầm mắt ra xa hơn, Nguyễn Trãi thu về được ngoại cảnh:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè
Đối với tiềm thức của người Việt ta từ xưa đến nay, chợ mang giá trị đại diện cho cuộc sống của nhân dân. Chợ có đông vui, tấp nập mới chứng tỏ rằng cuộc sống của nhân dân no ấm, thanh bình, có của cải, có vật chất đem đến chợ để mua bán, trao đổi hàng hóa. Chứ nếu như đất nước có nạn binh đao thì chợ chắc hẳn cũng bị tàn phá hoang tàn rồi. Tiếng ve ngày hè râm ran càng tô đậm thêm cuộc sống sôi nổi nơi thôn dã, cuộc sống thôn quê tuy bình dị nhưng cũng đậm đà ý vị và nhiều màu sắc nên thơ.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương".
Nguyễn Trãi ước về tiếng đàn Ngu cầm của một mảnh đất phồn thịnh do vua sáng, tôi hiền. Nguyễn Trãi với tầm thế của người học rộng, tài cao, nhìn xa trông rộng và tâm thế của một bậc đại trí nhân luôn hướng lòng mình đến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước, cho nhân dân. Nhớ về điển tích cũ Ngu cầm thời vua Nghiêu, vua Thuấnnày, lòng ông có chút chạnh lòng. Ước nguyện của ông biết đến bao giờ mới thành hiện thực. “Dân giàu đủ khắp đòi phương" là cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, đó cũng là những ước mong, những đều khắc khoải trong tâm trí của Nguyễn Trãi. Những mong mỏi của Nguyễn Trãi thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Về ở ẩn, tránh xa bụi trần mà lòng Nguyễn Trãi có bao giờ được bình yêu thực sự? Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm cũng về ở ẩn, muốn lánh xa chốn quan trường nhưng tâm thế của Nguyễn Bình Khiêm thanh thản, nhẹ nhàng hơn Nguyễn Trãi rất nhiều, ông còn luận ra được triết lý của cuộc sống, của kiếp nhân sinh:
"Một mai, một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Còn Nguyễn Trãi lại nặng lòng quá. Mối duyên với cát bụi hồng trần, với bách tính nhân dân còn nặng nề vô cùng
Bài thơ Cảnh ngày hè này chính là những nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ông ở ẩn. Ông yêu dân tộc, thương nhân dân nhưng vì bị đè nén, áp bức nhiều quá mà phải đưa ra quyết định cáo quan về ở ẩn. Tuy nhiên về ở ẩn rồi mà tấm lòng với nước với dân của ông vẫn nặng nề quá. Ở ẩn mà lòng vẫn còn ưu tư về sự lo lắng cho cuộc sống của bách tính trăm họ. Nguyễn Trãi sáng ngời với phẩm chất cao quý của một bậc đại trí nhân hiếm có trên đời.
Minh