Bạn đang gặp vấn đề trong việc giải quyết bài 2 trang 54 SGK Văn 8 tập 1? Bạn muốn biết cách giải ngắn gọn cũng như chi tiết cho bài tập Văn này? Đọc ngay bài viết sau đây của trang web Văn Học để biết cách giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 tập 1 cũng như những thông tin có liên quan nhé.
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 Sách cũ
Đề bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 Sách cũ
Chép lại các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (đã cho trong ngoặc đơn) điền vào chồ trống /…/ để làm phương tiện liên kết đoạn văn, từ đó giúp đoạn văn trở nên mượt mà và rõ nghĩa hơn.
a. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
(…) oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
(từ đó, từ nãy, từ đấy)
b. Trong thời kì quá độ, bên cạnh những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
(…) : phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.
(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)
(nói tóm lại, như vậy, nhìn chung)
c. Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của thành phố Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
(…) điều đáng kể ở đây là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.
(Theo Bàn tay và khối óc)
(nhưng, song, tuy nhiên)
d. Đến gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em – Nó bỏ lửng không chịu nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi cứ có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
– Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? – Nó nhìn tôi không chớp mắt.
(…) Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học?
(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)
(Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.)
Xem thêm: Bài 3 trang 23 sgk ngữ văn 8 tập 1
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 Sách cũ
Dưới đây là bài giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 Sách cũ mà bạn có thể tham khảo thêm để việc soạn văn trở nên dễ dàng hơn.
Điền các từ trong ngoặc đơn đề đã cho vào câu văn để làm phương tiện liên kết lần lượt như sau:
a) Từ đó
b) Nói tóm lại/ Nhìn chung
c) Tuy nhiên/ Nhưng
d) Thật khó trả lời.
Kiến thức cần ghi nhớ
– Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, người viết cần sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
– Có thể sử dụng các phương tiện liên kết sau đây để thể hiện quan hệ liên kết giữa các đoạn văn:
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết :quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,…
- Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo
Dưới đây là đề bài cũng như cách giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo mà bạn có thể tham khảo để việc học Văn trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo – Câu 1
Câu 1 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy trình bày đặc điểm của loại văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
Phương pháp giải:
Vận dụng cách viết một văn bản thuyết minh về hiện tượng tự nhiên
Lời giải chi tiết:
– Tên nhan đề và tên các đề mục rõ ràng, mang tính khái quát cao
– Giải thích hiện tượng tự nhiên một cách chính xác và dễ hiểu
– Nêu rõ các nội dung về nguyên nhân hình thành, cách thức hoạt động, quá trình diễn ra của hiện tượng tự nhiên
– Sử dụng đề mục và in đậm các từ khóa để dễ dàng hơn trong việc trình bày
– Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ có thể kể đến như: hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ… để minh họa
– Trích nguồn uy tín, rõ ràng, chính xác.
Xem thêm: Bài 3 trang 37 sgk ngữ văn 8 tập 1
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo – Câu 2
Câu 2 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tóm tắt hai văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? và Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng? Theo các nội dung được liệt kê sau đây: mục đích viết, nội dung chính, cấu trúc, cách trình bày thông tin, nhan đề và đề mục, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết, phương tiện phi ngôn ngữ.
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức đọc hiểu đã được học trước đó.
Lời giải chi tiết:
Bạn đã biết gì về sóng thần? |
Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng? |
|
Mục đích viết | Cung cấp cho người đọc các thông tin cơ bản về sóng thần | Cung cấp những thông tin cơ bản về sao băng và mưa sao băng |
Nội dung chính | Giải thích và trình bàyvề cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sóng thần | Giải thích và trình bày các cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sao băng và mưa sao băng |
Cấu trúc | Gồm 3 phần
– Mở bài: Khái quát về hiện tượng và trình bày quá trình diễn ra hiện tượng sóng thần. – Thân bài: Giải thích nguyên nhân và cách thức hình thành hiện tượng sóng thần. – Kết thúc: Hậu quả do sóng thần gây ra và một số trận sóng thần lớn từng có trong lịch sử. |
Gồm 3 phần
– Mở bài: Giới thiệu khái quát và quá trình diễn ra sao băng và hiện tượng mưa sao băng. – Thân bài: Giải thích nguyên nhân và cách thức hình thành hiện tượng sao băng và mưa sao băng. – Kết thúc: Trình bày sự việc cuối cùng của hiện tượng mưa sao băng, giải thích rõ về chu kì của mưa sao băng. |
Cách trình bày | Theo cấu trúc so sánh và đối chiếu | Theo cấu trúc so sánh và đối chiếu |
Phương tiện phi ngôn ngữ | Hình ảnh và số liệu | hình ảnh và số liệu |
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo – Câu 3
Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định cấu trúc và câu chủ đề của đoạn văn (nếu có) trong đoạn văn sau:
“Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nói riêng, đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.”
(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã được học về cấu trúc đoạn văn và câu chủ đề
Lời giải chi tiết:
– Cấu trúc đoạn văn: Diễn dịch
– Câu chủ đề của đoạn văn: Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất.
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo – Câu 4
Câu 4 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Khi viết văn bản giải thích về một hiện tượng tự nhiên nào đó, cần lưu ý điều gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã được học về xây dựng văn bản thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên
Lời giải chi tiết:
Cần lưu ý các nội udng sau:
– Nội dung văn bản: cần đảm bảo tính xác thực, khách quan.
– Hình thức văn bản: Ngôn ngữ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo – Câu 5
Câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chia sẻ những kinh nghiệm mà em đã thu nhận được về cách nắm bắt nội dung chính trong quá trình thảo luận của nhóm và trình bày lại những nội dung ấy một cách hiệu quả.
Phương pháp giải:
Vận dụng linh hoạt các kỹ năng như: đọc, viết, nói, nghe
Lời giải chi tiết:
– Lắng nghe kĩ tất cả các thông tin
– Ghi chú nhanh các thông tin chính, mang yếu tố quyết định.
– Chú ý đến các dẫn chứng, số liệu trong lúc thảo luận để ghi nhớ thông tin nhanh hơn và hiểu đúng đối tượng.
– Luyện giọng nói và kỹ năng thuyết trình.
– Xây dựng kịch bản kỹ lưỡng trước khi trình bày bài thuyết trình
Giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách Chân Trời Sáng Tạo – Câu 6
Câu 6 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Từ những điều đã được học trong bài này, hãy trả lời câu hỏi: Sự kì bí của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kỹ năng viết bài đã được học
Lời giải chi tiết:
Thế giới tự nhiên vẫn còn rất nhiều điều kỳ lạ mà con người chưa khám phá toàn bộ. Thiên nhiên luôn ẩn chứa những điều bí ẩn hấp dẫn các nhà khoa học và những người mạo hiểm. Trong thế giới tự nhiên, mọi hiện tượng tồn tại đều có nguyên nhân của nó, ví dụ như bộ lông đầy màu sắc của chim thiên đàng trống giúp nó thu hút chim mái, hoặc hình dạng độc đáo của trứng chim uria ngăn chúng rơi khỏi vách đá. Cách chúng ta nghiên cứu tự nhiên cũng chính là cách chúng ta hiểu thêm về những quy luật tồn tại và sự tồn tại của con người. Con người học cách thích nghi và đối phó với thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên, ngắm nhìn những khung cảnh thiên nhiên đẹp mắt và hùng vĩ.
Xem thêm: Bài 4 trang 37 sgk ngữ văn 8 tập 1
Tổng kết giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1
Thông qua bài viết trên đây của trang web Văn Học, chắc có lẽ bạn đọc đã có thể biết được cách giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 sách cũ cũng như cách giải bài 2 trang 54 SGK Văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Tiếp tục theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác nhs.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bài 7 trang 24 sgk ngữ văn 8 tập 1
Bài 5 trang 23 sgk ngữ văn 8 tập 1
Bài 6 trang 23 sgk ngữ văn 8 tập 1
Bài 1 trang 26 sgk ngữ văn 8 tập 1